Các tượng Phật tại Bamiyan gồm 2 bức tượng Phật được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa năm 2003.
Đây là 2 bức tượng lớn nhất thế giới được khắc sâu vào núi đá. Hai bức tượng này có niên đại cách đây khoảng trên 1.500 năm. Một bức tượng cao 53m và bức còn lại cao 38m. Điều đáng buồn là vào tháng 3 năm 2011, chính quyền Taliban đã dùng thuốc nổ đánh sập cả hai bức tượng này. Cả thế giới đã bất lực chứng kiến cảnh tượng 2 bức tượng bị đánh sập với sự tiếc nuối không thể diễn đạt thành lời. Hành động phi văn hóa này của Taliban đã làm cả thế giới phẫn nộ và lên án.
Bức tượng sau khi bị phá hủy chỉ còn lại 1 hốc lớn trên đá núi.
Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo phát triển rực rỡ khoảng thời gian đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của đại đế Asoka (A Dục vương) ở thế kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là con đường tơ lụa duy nhất nối liền các vùng từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để hoằng pháp ở các vùng đất mới bằng con đường này. Họ thường dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng Bamiyan xinh đẹp, lâu ngày nơi đây trở thành trung tâm truyền bá Phật pháp, và hai tượng Phật cao nhất thế giới cũng được tạo ra vào đầu thời điểm này. Ngay cả một số bậc Tổ sư, sử luận nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng xuất hiện từ nơi này. Đến thế kỷ thứ VII, Hồi giáo tràn vào Afghanistan, đạo Phật có nguy cơ bị thôn tính, các vị cao tăng từ từ rời bỏ Bamiyan. Phật giáo nơi đây mất dần vị thế, chỉ còn lại những chùa chiền và tượng Phật. Theo thời gian, chùa chiền bị phá hủy, các tượng cũng bị mất dần hoặc phá hủy. Hai bức tượng Phật Bamiyan nổi tiếng sở dĩ còn tồn tại được hơn 1.500 năm là do chúng được chạm vào vách núi.
Theo sử sách ghi lại thời điểm tạo nên pho tượng Phật nhỏ (cao khoảng 38m) là năm 507, tượng Phật lớn (cao 53m) là năm 554. Sau khi hai pho tượng khổng lồ này bị phá huỷ thì chính quyền Taliban cũng bị diệt vong và người ta đã tin rằng đấy là sự trừng phạt dành cho phiến quân Taliban.
Đứng từ xa nhìn lại cũng dễ dàng thấy hình ảnh bức tượng Phật chứng tỏ sự to lớn của bức tượng này.
Cũng sau khi hai pho tượng khổng lồ bị phá hủy, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điều lý thú vị: Đầu tiên, hai pho tượng Phật được chạm khắc sơ bộ vào đá, sau đó người ta dùng một hỗn hợp đất sét, rơm và lông đuôi ngựa đắp thành trang phục rồi mới tô màu. Công nhân ở đây đã tìm được khoảng hơn 3.000 miếng đắp trát bề ngoài với những chất liệu pha màu và cả những nêm gỗ, sợi thừng quấn quanh pho tượng đá để giữ chắc phần đắp trát. Khí hậu khô hanh ở Afghanistan và độ sâu của hốc đá đã bảo vệ tốt pho tượng và giúp bảo quản phần mộc của công trình.
Tượng Phật Lớn được sơn bằng cánh kiến đỏ, còn tượng Phật Nhỏ được sơn bằng nhiều chất liệu màu. Phát hiện kỳ thú nhất là một tay nải, trong chứa ba chuỗi tràng hạt bằng gốm, bản in khắc bằng đất sét và một số trang kinh Phật in trên vỏ cây. Có thể nhận định rằng tay nải được đeo vào ngực tượng Phật Lớn và được trát trong lúc hoàn thiện pho tượng.
Khu vực chân bức tượng sau khi bị phá hủy chỉ còn lại nên đất.
Hôm nay, dẫu hai pho tượng Phật cổ và lớn nhất thế giới ở Bamiyan đã bị súng đạn của chính quyền cực đoan Taliban phá hủy, nhưng nhiều tượng Phật đã và vẫn đang được dựng lên huy hoàng trong tâm thức của mỗi người ở khắp năm châu và trong lịch sử của nhân loại. Khu vực trước kia là vị trí hai bức tượng hiện nay vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt và các nhà khoa học đã tiến hành việc trùng tu , bảo tồn hai khoảng trống trên vách đá vốn là nơi bức tượng từng hiện diện.