Thành cổ Lệ Giang

Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc
  •   32
  • 1.552

Tổ chức khoa học, Giáo dục và văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành cổ Lệ Giang của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1997, trong kỳ họp lần thứ 21. Đến năm 2012, Thành cổ Lệ Giang lại được công nhận thêm 1 lần nữa với một số tiêu chí bổ sung.

Thành cổ Lệ Giang nằm ở huyện Naxi – một huyện tự trị của tỉnh Vân Nam miền Tây Nam của Trung Quốc.

Thành cổ Lệ Giang nằm ở huyện Naxi – một huyện tự trị của tỉnh Vân Nam miền Tây Nam của Trung Quốc. Thành cổ bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống, đầu thời nhà Nguyên (cuối thế kỷ thứ III trước CN). Thành cổ nằm trên cao nguyên Quý Châu, có độ cao hơn 2400 mét so với mặt nước biển, với diện tích rộng 3,8 km2. Theo lịch sử thời điểm khi thành chưa được xây dựng thì đây đã là khu vực quan trọng và là nơi tập hợp nhiều chợ với các trấn. Hiện nay tại thành có hơn 6.200 hộ gia đình, với hơn 25 nghìn dân. Trong đó người dân tộc Naxi chiếm đại đa số, 30% người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như đồ dùng bằng đồng, bạc, nghề thuộc da và lông thú, chưng cất rượu và buôn bán.

Thành cổ bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống, đầu thời nhà Nguyên (cuối thế kỷ thứ III trước CN).

Các phố xá trong thành cổ Lệ Giang đều giáp núi gần sông, dải đá màu đỏ, mùa mưa không lầy lội, mùa khô không bụi bặm, những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả khu thành cổ này. Phố Tứ Phương ở trung tâm thành cổ là phố cổ tiêu biểu của thành cổ Lệ Giang.

Những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả khu thành cổ

Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang có tổng cộng 354 chiếc cầu, khiến mật độ bình quân được tính ra cứ 1 km mét vuông trong thành có đến hơn 10 chiếc cầu. Hình dáng của cầu rất đa dạng những chiếu cầu nổi tiếng là cầu Tỏa Thúy, cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Mã Yên, cầu Nhân Thọ... Các cầu này đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh ( từ thế kỷ 14 đến 19). Trong số đó cầu Đại Thạch cách phố Tứ Phương khoảng 100m là đặc sắc nhất.

Phủ họ Mộc trong thành Lệ Giang vốn là dinh thự hộ Mộc, đây là người đứng đầu ở Lệ Giang xưa. Phủ được xây dựng vào thời nhà Nguyên. Năm 1998 sau khi được xây dựng lại, phủ đã trở thành viện bảo tàng trong thành cổ. Khu vực Phủ họ Mộc rộng 46 mẫu, trong phủ tổng cộng có 162 gian nhà lớn nhỏ. Tại đây còn 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, phản ánh lịch sử hưng thịnh của gia tộc họ Mộc.

Hồ Hắc Long

Trong thành cổ Lệ Giang còn ngôi chùa Phúc Quốc với ngôi lầu Ngũ Phượng được xây dựng vào năm thứ 29 đời nhà Minh (năm 1601), lầu này cao 20m. Do hình dáng bên ngoài của cầu như năm con phượng hoàng từ xa bay đến nên được gọi là "lầu Ngũ Phượng", trên trần nhà trong lầu vẽ nhiều hình tinh sảo rất đẹp mắt. Lầu Ngũ Phượng được thiết kế theo phong cách kiến trúc của các dân tộc Hán, Tạng, NaXi, đây là kiến trúc điển hình trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc.

Biểu tượng của Lệ Giang, bánh xe nước ở Quảng trường Ngọc Hà Biểu tượng của Lệ Giang, bánh xe nước ở Quảng trường Ngọc Hà

Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa cách thành cổ Lệ Giang 8km về phía Bắc, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Lệ Giang thời nhà Tống đến thời nhà Nguyên (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14). Cụm kiến trúc này phân bố trên trục chính của tuyến từ nam đến bắc, trung tâm là quảng trường hình thang, một dòng suối từ phía bắc chảy qua quảng trường, và cũng từ đây đường phố tỏa ra các hướng với phong cách đậm chất địa phương. Sự hình thành của cụm kiến trúc dân cư Bạch Sa đã đặt nền tàng cho bố cục của thành cổ Lệ Giang. Cụm kiến trúc nhà ở tại Thúc Hà cách thành cổ Lệ Giang bốn km về phía Tây bắc là thị trấn nhỏ bên cạnh thành cổ, những ngôi nhà của cụm kiến trúc này cao thấp khác nhau, bố cục của nó giống phố Tứ Phương. Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc này với cây cầu Thanh Long được xây dựng vào thời nhà Nguyên. Cầu Thanh Long đồng thời là cây cầu lớn nhất của Lệ Giang.

Thành Lệ Giang có bố cục của một ngôi thành cổ nhấp nhô tự nhiên nhưng vẫn rất có hàng lối. Cư dân Lệ Giang hòa nhập tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng và cả phong cách của người Naxi. Đây là di sản quan trọng và hiếm hoi để nghiên cứu lịch sử kiến trúc và lịch sử hóa đồng thời lại có cả cuộc sống sinh hoạt xã hội của người dân Trung Quốc.

Những mái nhà, cột trụ của các nhà cổ tại Lệ Giang đều được dựng từ gỗ và gạch ngói.. Hầu hết nhà nào cũng có đèn lồng treo bên ngoài tạo nên một bức tranh màu sắc vô cùng đẹp mắt

Những khu phố cổ đậm màu xưa cũ chìm dưới ánh sáng của hàng nghìn chiếc đèn lồng đỏ  Xem thêm tại

Không những thế thành cổ Lệ Giang là một thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng giá trị tổng hợp và giá trị chỉnh thể tương đối cao, thành cổ tập trung thể hiện nền văn hóa, lịch sử của bản xứ cũng như phong cách tập tục của dân tộc, thể hiện đặc trưng bản chất tiến bộ xã hội hồi bấy giờ. Không gian thành phố như lưu động, hệ thống sông ngòi tràn đầy sức sống, cụm kiến trúc có phong cách thống nhất, kiến trúc nhà ở có kích thước phù hợp, môi trường không gian gần gũi dễ chịu và nội dung nghệ thuật dân tộc mang phong cách độc đáo, đã khiến thành cổ Lệ Giang trở thành một thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng. Đặc trưng đáng nói nhất của kiến trúc trong thành cổ đó là thiên về tự nhiên, yêu cầu hiệu quả thực tế. Đây còn là nơi cư ngụ tập trung truyền thống của các dân tộc thiểu số. Sự tồn tại của thành cổ này cung cấp rất nhiều dữ kiện quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, và sự phát triển của các dân tộc thiểu số đồng thời là di sản văn hóa quan trọng của Trung Quốc.

thành cổ Lệ Giang là một thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng giá trị tổng hợp và giá trị chỉnh thể tương đối cao

Tại kỳ họp đánh giá kết quả tổ chức Unesco thế giới đã nhận định: Thành cổ Lệ Giang đã dung hòa khéo léo giữa kinh tế và trọng điểm chiến lược với địa thế mấp mô, đã bảo tồn và tái hiện bộ mặt cổ xưa của thành cổ một cách chân thật và hoàn mỹ. Các kiến trúc của thành cổ đã trải qua nhiều thử thách của con người và thiên nhiên suốt hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo đồng thời phát huy được vai trò trong cuộc sống một cách rất hiệu quả.

Các kiến trúc của thành cổ đã trải qua nhiều thử thách của con người và thiên nhiên suốt hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo đồng thời phát huy được vai trò trong cuộc sống một cách rất hiệu quả.

 Unesco đã công nhận Thành cổ Lệ Giang của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1997

 Đến năm 2012, Thành cổ Lệ Giang lại được công nhận thêm 1 lần nữa với một số tiêu chí bổ sung.

Cập nhật: 12/01/2016 Theo disanthegioi.info
  • 32
  • 1.552