Ngày 14/12/1911, đoàn thám hiểm người Na Uy dẫn đầu bởi Roald Amundsen đã vượt qua sương mù, lạnh buốt cùng với gió rét và cắm được lá cờ Na Uy lên vùng đất Nam Cực.
Năm 1903, Amundsen dẫn đầu đoàn thám hiểm cùng với sáu người khác trên con tàu Gjoa, lần đầu tiên vượt thành công lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, là lối thông mà các nhà thám hiểm từ thời Christopher Columbus, John Cabot, và Henry Hudson đã từng thử sức và thất bại. Họ đi dọc vịnh Baffin, Lancaster và eo biển Peel, cùng các eo biển James Ross và Rae để khảo sát đất và băng từ Gjoa Haven, Nunavut, Canada trong hai mùa đông liến tiếp.
Trong suốt khoảng thời gian này, Amundsen học từ những người Netsilik các kỹ năng sống còn ở vùng cực mà ông cần đến, chẳng hạn như cách dùng chó kéo xe và cách ăn mặc. Tiếp tục hành trình về phía Nam đảo Victoria, con tàu vượt quần đảo Bắc Cực vào ngày 17 tháng Tám năm 1905, nhưng phải dừng chân trú đông trước khi đến Nome, thuộc bờ Thái Bình Dương của lãnh thổ Alaska. Cách đó năm trăm dặm là thành phố Eagle, Alaska. Amundsen đã đến đó để gửi một thông điệp vào ngày 5 tháng 12 năm 1905. Sau đó, ông tiếp tục đến Nome vào năm 1906. Vì đây là một cảng nước nông mà nhiều tàu lớn hơn không thể dùng con đường này.
Sau khi vượt lối thông Tây Bắc, Amundsen dự định hướng đến Bắc Cực và thám hiểm vịnh Bắc Cực. Năm 1909, sau khi được biết Frederick Cook và Robert Peary lần lượt là những người đầu tiên chinh phục Cực Bắc, ông thay đồi kế hoạch. Sử dụng con tàu Fram (tên tiếng Anh là "Forward"), trước đó được dùng bởi Fridtjof Nansen, Amundsen dong buồm về Nam Cực vào năm 1910. Trong quyển sách của ông, The South Pole, ông cần phải chinh phục Nam Cực để có tiền tài trợ cho chuyến đi Bắc Cực ông đã dự định. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, Amundsen đã cẩn thận nghiên cứu tài liệu và các ghi chép trước đó của các đoàn thám hiểm trước. Đồng thời, ông đúc kết những kinh nghiệm bản thân và kết hợp với các tư liệu để vạch nên một kế hoạch chu đáo cho chuyến đi.
Amundsen không tiết lộ cho ai biết về chuyện thay đổi kế hoạch ngoại trừ em trai ông, Leon và Thorvald Nilsen, chỉ huy tàu Fram. Amundsen sợ rằng Nansen sẽ từ chối cho ông dùng con tàu, nhưng thật ra, sau khi được biết việc này, Nansen ủng hộ ông tuyệt đối. Đồng thời, ông cũng không muốn Robert Falcon Scott biết về sự cạnh tranh của ông ở vùng Cực. Nhưng về sau Scott khẳng định rằng sự hiện diện của Amundsen không làm ảnh hưởng gì đến kế hoạch của chính ông. Kế hoạch ban đầu đưa con tàu vượt qua Horn để đến eo biển Bering. Amundsen đợi đến khi Fram đến Madeira mới thông báo việc đổi kế hoạch cho thủy thủ đoàn. Trái với lo sợ của ông, tất cả đều đồng ý đi tiếp. Leon thông báo tin này với công chúng vào ngày 2 tháng 10. Trong thời gian ở Madeira, Amundsen gửi một bức điện tín đến Scott, báo cho ông biết thay việc đổi đích đến: "XIN BÁO VỚI NGÀI FRAM ĐANG ĐẾN NAM CỰC -- AMUNDSEN".
Roald Amundsen và đội của ông đặt chân tới Nam Cực ngày 14 tháng 12 năm 1911. Amundsen đặt tên cho trại của mình là Framheim và toàn bộ cao nguyên bao quanh Cực là Vua Haakon VII Vidde để vinh danh Vua Haakon VII của Na Uy. Họ chỉ sớm hơn một bước so với một nhóm 5 người do nhà thám hiếm người Anh Robert Falken Scott dẫn đầu, trở thành người đầu tiên trên thế giới đến được Châu Nam Cực.